Sức hút kết nối hạ tầng của Nhơn Trạch

Nằm ở phía đông của tỉnh Đồng Nai, huyện Nhơn Trạch được ví như chiếc cầu nối giữa hai trung tâm kinh tế lớn là TP.HCM với Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây cũng là cửa ngõ để kết nối tuyến giao thông huyết mạch từ những đô thị phát triển, đông dân với các địa phương nổi tiếng về du lịch như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận,…

Thời gian qua, cơ sở hạ tầng của Nhơn Trạch phát triển vượt trội thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn đã nâng thị trường bất động sản khu vực này lên một cấp độ cao hơn, thiết lập mặt bằng giá mới và thúc đẩy nhanh quá trình hình thành một đô thị vệ tinh vùng TP.HCM.

Đối với các dự án hạ tầng giao thông huyết mạch, trọng điểm, kết nối vùng và các địa phương lân cận, huyện Nhơn Trạch tích cực hỗ trợ chủ đầu tư giải phóng mặt bằng như: đường Vành đai 3, đoạn Nhơn Trạch – Tân Vạn để kết nối với 2 đường cao tốc là Bến Lức – Long Thành và TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; các tuyến đường kết nối với Cảng Phước An, Cảng Cái Mép; đường Tôn Đức Thắng (25B), đường Trần Phú (319) nối dài đường cao tốc…

Đường Vành đai 3

Dự án 1A thuộc đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch (giai đoạn một) tuyến Vành đai 3 TP HCM vừa ký hợp đồng tư vấn để chuẩn bị khởi công năm nay, giúp tăng nối kết vùng.

Đường vành đai 3 kết nối hạ tầng của Nhơn Trạch

Vành đai 3 TP HCM dài hơn 90 km chạy qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, chia làm 4 đoạn: Tân Vạn – Bình Chuẩn, Tân Vạn – Nhơn Trạch, Bình Chuẩn – quốc lộ 22 và quốc lộ 22 – Bến Lức. Trong đó đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn (một phần đường Mỹ Phước – Tân Vạn thuộc tỉnh Bình Dương) dài 16 km đã hoàn thành, đưa vào khai thác.

Ngoài hai dự án 1A và 1B, các đoạn còn lại của tuyến vành đai này gồm dự thành phần 2 (gồm 2A, 2B, thuộc đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch), đoạn Bình Chuẩn – quốc lộ 22 và quốc lộ 22 – Bến Lức, đang được đề xuất ưu tiên đầu tư giai đoạn từ nay đến năm 2025 với tổng vốn hơn 31.000 tỷ đồng. Toàn tuyến khi khép kín giúp phát triển kinh tế, xã hội TP HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sân bay quốc tế Long Thành

Dự án sân bay quốc tế Long Thành được xây trên diện tích 5.000 hecta, là cảng hàng không đạt cấp 4F. Sân bay Long Thành có công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm sau khi hoàn tất ba giai đoạn vào năm 2050. Trong đó, giai đoạn I (hoàn thành năm 2025), sân bay sẽ khai thác đường cất hạ cánh và nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ…

Sân bay quốc tế long thành

Cầu Cát Lái

Cuối tháng 8/2019, Chính phủ đã phê duyệt dự án cầu Cát Lái dài thay cho phà Cát Lái với tổng số vốn 7.200 tỷ đồng nối huyện Nhơn Trạch với quận 2, TP.HCM. Thông tin này đã tạo nên một làn sóng đầu tư ồ ạt đổ dồn về Nhơn Trạch.

Cầu Cát Lái

Việc đầu tư xây dựng cầu Cát Lái có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy TP. HCM phát triển đô thị vệ tinh tương lai. Đó là sự phát triển tất yếu vì Nhơn Trạch có vị trí chiến lược khi cầu Cát Lái đi vào hoạt động thì việc di chuyển đến trung tâm TP. HCM chỉ mất 10p đi xe. Nhơn Trạch lại là vùng đất có quỹ đất dồi dào, thu hút các ông lớn BĐS.

Đường 25C

Sở Giao thông – vận tỉnh Đồng Nai mới đây cũng đề nghị UBND tỉnh chấp thuận cho triển khai xây dựng tuyến đường 25C đoạn từ hương lộ 19 (huyện Nhơn Trạch) đến quốc lộ 51 và đoạn từ các khu công nghiệp Nhơn Trạch đến đường vành đai 3 (TP.HCM).

Đường 25B

Cũng theo lãnh đạo UBND huyện Nhơn Trạch, một dự án giao thông khác là tuyến đường 25B mở rộng đã được hoàn thiện các thủ tục và chuẩn bị triển khai xây dựng. Sau khi xây dựng hoàn thiện, sẽ hình thành mạch nối thông suốt TP.HCM – Đồng Nai – Bình Dương.

Tuyến đường sắt nhẹ

Đặc biệt, Đồng Nai và TP.HCM cũng đang làm việc cùng nhau để hình thành phương án đầu tư tuyến đường sắt nhẹ kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Long Thành, có 2 nhà ga lớn đặt tại Thủ Thiêm và Nhơn Trạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0985423232
Nhận báo giá

Nhận báo giá
& ưu đãi từ CĐT

Cam kết bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng.

Ký gửi mua bán & cho thuê